Đối với những người vừa tiếp xúc với bộ môn chạy bộ, việc bị hụt hơi là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên bất kì ai cũng đều như bạn. Sức bền cũng như thể lực cần có thời gian để xây dựng, để có một thể lực tốt cho việc chạy bộ không mệt mỏi, hãy cùng S-life tham khảo các mẹo dưới đây.
Giữ an toàn
Chạy bộ là một môn thể thao an toàn và mang lại hiệu quả rõ rệt nếu bạn kiên trì luyện tập kể cả trên máy chạy bộ hay ngoài trời. Tuy nhiên nhiều người bất cẩn trong quá trình chạy dẫn đến các chấn thương không đáng có. Vì vậy đối với những người mới tập luyện với bộ môn chạy bộ, hãy cố gắng tập luyện và giữ an toàn đến mức có thể bởi một sơ xuất nhỏ cũng đủ để bạn bị chấn thương vài tuần, thậm chí là vài tháng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình tập luyện của bạn.
Xem thêm: Giá tiền máy chạy bộ chính hãng
Hít thở đúng cách
Có rất nhiều chuyên gia sức khỏe chia sẻ mẹo hít thở đúng cách để quá trình tập luyện của bạn trở nên trơn tru hơn. Một chia sẻ dựa theo những tham khảo của S-life, cách hít thở với nhiều người là điều chỉnh nhịp thở 2-2 ( hít-hít-thở-thở ). Hãy ghi nhớ rằng mỗi nhịp thở tương ứng với mỗi bước chạy.
Khi chạy bộ, nhiều người luôn áp dụng phương pháp hít bằng mũi và thở ra bằng miệng, đó là quan niệm sai lầm bởi đây không hẳn là cách hít thở đúng. Nhiều vận động viên chạy bộ hít vào bằng cả mũi và miệng để có thể đáp ứng được đủ lượng oxy cho quá trình chạy. Khi thở hãy hít thật sâu, không nên hít nhẹ và thở ra sẽ khiến bạn nhanh mệt.
Giữ đúng tư thế khi chạy
Hãy giữ tư thế không gồng, thả lỏng vai khi chạy bộ. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ phải giữ thẳng lưng bởi khi đó, khả năng hô hấp của bạn sẽ dễ hơn, dẫn đến việc lấy oxi dễ dàng hơn.
Chạy với tốc độ thấp
Bất kì ai khi mới bắt đầu chạy, họ đều dốc hết sức để tăng tốc, dẫn đến tình trạng uể oải sau ngày đầu tập luyện và chán dần vào những ngày sau. Tuy nhiên, đó là một sai lầm khá lớn. Hãy điều chỉnh tốc độ phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của bạn, bên cạnh đó bạn có thể áp dụng các bài tập theo lời khuyên của chuyên gia để đảm bảo được hiệu quả cũng như sức khỏe cho chính bạn.
Đánh tay hợp lý khi chạy
Đôi tay của bạn góp phần khá quan trọng trong quá trình giảm thiểu tác động lên đôi chân của bạn. Vì vậy trong quá trình chạy, hãy giữ cho 2 tay thả lỏng. Không đánh quá mạnh mà chỉ giữ cho nó hoạt động ở mỗi bên, như vậy sẽ giúp cho tư thế của bạn luôn đứng thẳng khi chạy.
Lên kế hoạch luyện tập một cách bài bản
Nhiều người mới bắt đầu chạy bộ không tự lên cho mình kế hoạch mà tập luyện một cách máy móc. Điều đó không những không mang lại hiệu qảu mà còn ảnh hưởng phần nào đến kết quả của bạn nếu luyện tập quá sức. Vì vậy hãy lên kế hoạch thật bài bản, đưa ra quãng đường, thời gian cũng như tốc độ chạy một cách khoa học và điều chỉnh độ khó cảu từng bài tập theo từng giai đoạn để mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn.
Nếu lần đầu chạy bộ, bạn có thể kết hợp giữa phương pháp chạy bộ và đi bộ. Một bài tập khá thú vị nhưng mang lại hiệu quả cao đó là xen kẽ 1 phút chạy bộ và 1 phút đi bộ. Nó vừa giúp bạn đỡ mất sức, vừa giúp phục hồi lại sức sau khi chạy bộ khá mệt mỏi.
Bắt đầu chạy trên đường bằng phẳng
Khi mới bắt đầu với bộ môn chạy bộ, hãy chạy trên đường bằng phẳng rồi dần tăng cường độ tập luyện khi đã quen. Hạn chế các trường hợp chạy dốc hay chạy địa hình khi mới bắt đầu chạy bộ bởi nó khiến bạn dễ mất sức cũng như dễ gây ra các tình trạng chấn thương.
Trên đây là một số mẹo cơ bản để bạn có thể kéo dài thời gian luyện tập mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay, vui lòng truy cập S-life.